KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGỰA SAO CHO TỐT NHẤT?

KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGỰA SAO CHO TỐT NHẤT?
Ngựa là gia súc kiêm dụng rất hữu ích với nông dân. Chúng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hóa, tham gia hoạt động thể thao và là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng. Để tăng nhanh số lượng và chất lượng đàn ngựa phục vụ cho đời sống sản xuất của mình, bà con cần phải chăm sóc, nuôi dưỡng ngựa thật hợp lý và khoa học.

Sau đây là hướng dẫn của TS Nguyễn Hữu Trà, PGĐ Nghiên cứu & Phát triển chăn nuôi ngựa miền núi.

Chuồng nuôi ngựa


Bà con nên thiết kế chuồng 2 mái để tạo sự thông thoáng và tránh để mưa hắt vào. Mái có thể lợp bằng cọ hoặc pro xi măng.

Chuồng nuôi ngựa có thể được xây bằng gạch hoặc tận dụng các vật liệu có sẵn khác như tre, gỗ, nứa. Trong chuồng có thiết kế cửa sổ, cách nền chuồng 1.5- 1.8 mét. Nền chuồng nên lát bằng gạch để bảo vệ tốt móng ngựa. Độ dốc của nền chuồng là 1-2% so với rãnh thoát nước trong chuồng.

Mặt trước của chuồng và các mặt bên của chuồng, thiết kết 2-3 toang để thuận lợi cho việc chăm sóc ngựa. Mỗi toang cách nhau 40-45 cm. Nếu chuồng nuôi ngựa sinh sản thì cần đóng thêm những tấm phên nhỏ để ngựa con không chui ra ngoài được.



Chuồng nuôi ngựa

Trong chuồng, cần có máng ăn, máng uống cho ngựa. Máng ăn, máng uống cao khoảng 1 mét, để cho ngựa ăn uống thuận lợi.

Tùy vào điều kiện mà bà con có thể làm chuồng rộng hẹp khác nhau nhưng cần đảm bảo mật độ vừa phải, phù hợp cho ngựa sinh hoạt. Với ngựa sau cai sữa từ 6-12 tháng, mật độ trung bình từ 1,5-2m2/ con. Với ngựa trên 1 năm tuổi, mật độ trung bình từ 5-6 m2/ con.

Những ngựa nhốt trong cùng một ô chuồng nên đồng đều về thể trạng để tránh tình trạng ngựa bé bị ngựa lớn làm bị thương. Ngoài ra, bà con cũng cần lưu ý với ngựa chửa hay ngựa mẹ đang nuôi con cần nhốt riêng trong 1 ô chuồng.

Sân chơi:


Sân chơi thiết kế liền chuồng nuôi. Sân chơi có thành cao 1.2 -1.5m, được quây bằng các thanh ngang ( có thể bằng gỗ, ống tuýp nước chắc chắn..) hoặc bằng mắt lưới( chú ý chắc chắn, không để ngựa bị thương). Mật độ trung bình 2m/ con.



Sân chơi cho ngựa

Chọn giống


– Dựa vào lý lý lịch, hệ phả: chọn ngựa có bố mẹ khỏe mạnh, khả năng sinh sản, làm việc tốt.

– Dựa vào đặc điểm ngoại hình: khỏe mạnh, cân đối, không bị dị tật. Mắt to tròn, tinh nhanh; tay ve vẩy, linh hoạt; cổ chân thẳng, móng tròn; màu lông đồng nhất; bộ phận sinh dục bình thường.

Ngoài ra, tùy vào mục đích sử dụng mà bà con có thể chọn con giống có những đặc điểm phù hợp. Ví dụ như nếu chọn ngựa để thồ hàng thì chọn con mình ngắn, chân to, độ dài vừa phải. Còn nếu chọn ngựa để cưỡi thì chọn con mình dài, chân nhỏ và cao.

– Thời gian chọn giống cần tiến hành chọn giống là từ giai đoạn 6 tháng tuổi.


Thức ăn:


Loại thức ăn: Thông thường, hằng ngày ngựa được thả ngoài bãi và có thể tự kiếm 40% lượng thức ăn cần thiết. Vì vậy, khi ngựa ở tại chuồng, bà con cần bổ sung một lượng thức ăn tương đương với 60% nhu cầu của chúng, bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh.

Thức ăn thô: cỏ voi, cỏ TD 58, các loại phụ phẩm nông nghiệp như thân cây ngô, lá lạc, dây lang. Vào mùa đông, thức ăn thô tươi khan hiếm, bà con có thể chuẩn bị rơm khô để làm thức ăn thô khô cho ngựa.

Chú ý: Bà con cho ngựa ăn phối hợp các loại cỏ chứ không nên chỉ sử dụng một loại cỏ, dùng nhiều cỏ chứa nhiều nước ngựa sẽ đau bụng. Lưu ý khi cho ăn thức ăn thô khô thì tỉ lệ thay thế 1 thô khô bằng 3 thô tươi.

Ngoài thức ăn thô, bà con cần bổ sung thêm thức ăn tinh cho ngựa. Đây là nguồn thức ăn quan trọng giúp cung cấp dinh dưỡng để ngựa phát triển tốt hơn. Bà con có thể dùng thức ăn tinh khô như cám hỗn hợp, cám gạo hay các loại củ tươi như ngô, khoai, sắn.

Chú ý: Đối với sắn, chỉ dùng làm thức ăn cho ngựa vào mùa đông, khi cây đã trút lá vì lúc này lượng nhựa đã giảm, tránh gây ngộ độc cho ngựa. Trước khi cho ngựa ăn, cần gọt vỏ, cắt nhỏ, ngâm trong nước 30 phút. Đối với cám, cần trộn nước để ngựa không bị sặc.



TS Hữu Trà hướng dẫn các loại thức ăn cho ngựa

Cách cho ăn:


– Khi ngựa con được 3 tháng tuổi, bắt đầu cho ngựa con tập ăn cám tổng hợp, cỏ non. Bà con cho thức ăn vào máng ăn nhỏ trong chuồng ngựa con và cho ăn tự do.

– Với ngựa sau cai sữa từ 6 tháng đến 1 năm cho ăn thức ăn thô bằng 15-20% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1 kg thức ăn tinh/ ngày.

– Với ngựa trên 1 năm, cho ăn thức ăn thô bằng 12-15% trọng lượng cơ thể và bổ sung 1,5 kg thức ăn tinh/ ngày. Với ngựa chửa và nuôi con cần tăng lượng thức ăn tinh lên khoảng 2 kg/ con/ ngày. Bà con chia thức ăn ra cho ngựa ăn làm 2 bữa sáng và tối.

Ngoài ra thì bà con cần cho ngựa uống nước tự do và bổ sung khoáng chất. Bà con có thể dùng bánh khoáng chuyên dành cho chăn nuôi ngựa, phù hợp với từng giai đoạn của ngựa. Dùng dây luồn bánh khoáng và treo trong chuồng, để cho ngựa liếm tự do.

Chăm sóc:

– Tắm chải: giúp ngựa tăng cường sự tuần hoàn và trao đổi chất, sinh trưởng tốt. Ngoài ra, tắm chải còn giúp ngựa phòng tránh được các ký sinh trùng ngoài da như rận, ghẻ.

Vào mùa nóng, bà con tắm chải hàng ngày, còn vào mùa lạnh chỉ nên chải lông cho ngựa. Khi chải lông cần trải theo chiều của lông từ trên xuống dưới. Đặc biệt khi chải đến phần đầu cần nghẹ tay để tránh cho ngựa bị trầy xước.

– Cắt bờm, đuôi ngựa: Trong quá trình chăm sóc, bà con cũng cần chú ý xem bờm và đuôi ngựa đã quá dài hay chưa để cắt sửa kịp thời, tránh tình trạng bờm bị vón, chạm và mắt làm đau mắt hay đuôi ngựa quá dài dễ bị bẩn.

+ Cách cắt bờm: phía trước cắt trêm mắt, phía sau cắt ngắn còn 2-3 cm.

+ Cách cắt đuôi ngựa: bà con cần hết sức cẩn thận, chú ý vị trí đứng, tránh để bị ngựa đá. Khi cắt đuôi ngựa phải đứng ngang bên hông, không được đứng phía sau, ước khoảng ngang kheo để cắt đuôi cho ngựa.

– Cho ngựa vận động:

Hằng ngày, ngoài thời gian thả ngựa vận động theo đàn khoảng 4h/ ngày thì bà con cần cho tập cho ngựa vận động thêm 1 lần/ngày, trong 1h. Buộc dây cho ngựa cố định tại một chỗ, huấn luyện ngựa chạy vòng tròn có đường kính khoảng 5 m, lấy điểm buộc dây làm tâm. Cho ngựa chạy tốc độ bình thường, không nên chạy quá nhanh làm ngựa mất sức.

Chế độ tập luyện vừa đủ này sẽ giúp ngựa nâng cao sức khỏe, sinh trưởng phát triển tốt hơn. Nhưng bà con chú ý với những ngựa sau cai sữa, ngựa chửa và ngựa mẹ đang nuôi con thì không áp dụng bài tập này.

Phòng bệnh:

Để phòng bệnh cho ngựa, cần làm tốt khâu vệ sinh chuồng trại: tiến hành quét vôi 2 lần/ năm hoặc phun thuốc sát trùng Crizin 2%, một năm 3 lần.

Các bệnh thường gặp ở ngựa là bệnh ký sinh trùng đường máu, bệnh ký sinh trùng đường tiêu hóa.

– Phòng bệnh ký sinh trùng đường máu: Dùng Azidin, pha dung dịch 7 %, tiêm 1 năm 2 lần.

– Phòng bệnh ký sinh đường tiêu hóa:

+ Đối với ngựa con: khi ngựa 21 ngày, tiêm phòng lần 1; khi ngựa 90 ngày, tiêm lặp lại. Dùng Levamixon 7%, 1ml/ 15kg thể trọng, tiêm bắp.

+ Đối với ngựa trưởng thành, cũng dùng levamixon 7% hoặc Hemectin để tiêm phòng bệnh, định kỳ 1 năm 2 lần.

Phòng bệnh định kỳ là một khâu rất quan trọng trong quy trình chăn nuôi. Phòng bệnh tốt không những giúp ngựa phát triển tốt mà còn giúp người chăn nuôi giảm thiểu rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.

Tham khảo thêm 1 số cách khác:
1. Một số phương thức chăn nuôi ngựa sinh sản
Ngựa được nuôi chủ yếu ở các vùng núi cao với mục đích thồ hàng và cưỡi. Trong mỗi gia đình nông dân vùng cao con ngựa được coi là tài sản quý, là chiếc xe của mỗi gia đình khi lên nương, xuống chợ.
Phương thức chăn nuôi ngựa sinh sản hiện nay của đồng bào vùng cao là thả đàn tự do trong mùa sinh sản từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Hoặc một số vùng chăn nuôi theo tập quán bán chăn thả (ngày ngựa thả tự do theo bầy đàn, đến tối được nhốt tại nhà). Với những tập quán chăn nuôi như trên, đàn ngựa sinh sản không được theo dõi, quản lý, những nhóm ngựa hàng năm theo nhau và phối giống tự do đã dẫn đến cận huyết.
Từ những năm 1970, việc tạo ngựa lai 25% máu Cabadin ở các điểm chuyển giao tiến bộ kỹ thuật có được thực hiện kèm với việc hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi ngựa sinh sản nhưng việc làm này chưa được mở rộng.
2. Một số đặc điểm sinh sản của ngựa
Ngựa cái:
Thời gian động dục lần đầu của ngựa cái nội từ 20-22 tháng tuổi, nhưng để cho ngựa có khả năng sinh sản tốt và đảm bảo ngựa cái sinh sản lâu dài ta nên phối giống cho ngựa cái ở giai đoạn 36 tháng tuổi. Ngựa cái động dục tập trung từ tháng 2 đến tháng 6 trong năm, nhưng tập trung cao độ trong tháng 2 và tháng 3 (hai tháng này chiếm 40% số ngựa động dục trong năm). Chu kỳ động dục của ngựa cái từ 22 đến 24 ngày. Thời gian động dục của ngựa cái khá dài từ 7 đến 9 ngày và ngựa cái cũng có thời gian chịu đực từ 5 đến 6 ngày, với thời gian động dục và chịu đực dài như vậy cần phải kết hợp nhiều biện pháp để theo dõi và xác định thời điểm phối giống thích hợp cho ngựa cái để giảm cường độ phối giống cho ngựa đực và nâng cao tỷ lệ thụ thai cho ngựa cái được phối giống.
Thời gian mang thai của ngựa cái từ 325 đến 335 ngày. Như vậy ngựa cái có thời gian đẻ và thời gian động dục tập trung trong năm từ tháng 1 đến tháng 6 trong năm.
Ngựa cái sau sinh con từ 7 đến 13 ngày có chu kỳ động dục lại, lúc này ngựa cái đang nuôi con, ngựa mẹ sẽ giữ con khi ngựa đực đến gần không có biểu hiện động dục rõ ràng. Cần được theo dõi những biểu hiện về lâm sàng, kết hợp dắt ngựa đực thí tình để xác định ngựa cái động dục. Trong chu kỳ này ngựa cần được phối giống ngay vì vẫn có khả năng sinh sản bình thường. Nếu không được phối giống kịp thời sẽ khó phối lại được do ngựa mẹ nuôi con tiết sữa nhiều gây cho ngựa mẹ gầy, lại bị thời tiết nắng nóng khiến ngựa không động dục lại, do vậy có thể trong năm không phối giống được.
Ngựa đực:
Ngựa đực có tuổi phát dục ở giai đoạn 36 đến 40 tháng, nhưng ngựa đực được đưa vào phối giống sau 48 tháng tuổi. Ngựa đực lai 50% máu Cabadin có một số đặc điểm sinh học trong 1 lần xuất tinh: V(ml): 60-80; A(%) > 65%; C (triệu/ml): 60-70; pH: 6,1 – 6,2.
3. Kỹ thuật phối giống cho ngựa cái
Đặc điểm động dục của ngựa cái: Chăn ngựa trên bãi chăn, ngựa cái ngơ ngác tìm đực, thả đàn tự do sẽ theo đến gần ngựa đực, cong đuôi, đái rắt, ngựa đực lại gần con cái quay mông lại gần ngựa đực. Ngựa cái đến khi chịu đực sẽ cho ngựa đực ngửi, cắn phần sau, hai chân sau nhún xuống, muốn cho ngựa đực giao phối. Kiểm tra cơ quan sinh dục của ngựa cái thấy cổ tử cung mềm, hai sừng tử cung mềm và chùng, buồng trứng phát triển. Thời điểm gần rụng nang trứng đã tăng trưởng tích dịch căng tròn cứng, khi nang trứng đang xẹp có phần nang mềm hoặc lùng nhùng.
Xác định thời điểm phối giống:
Theo dõi được ngựa cái động dục (tính là ngày thứ nhất) sẽ cho ngựa cái phối giống từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 từ khi chịu đực, hoặc phối giống ngày 4-7 từ khi chịu đực.
Trạm truyền giống tạo ngựa lai phải có giá khống chế ngựa cái và giá chờ của ngựa đực. Chỉ cho ngựa đực lên phối giống ngựa cái khi dương vật đã đủ độ cương và phải được vệ sinh sạch sẽ. Có người hướng dẫn hỗ trợ cho phối giống, sau phối giống lần cuối cùng phải ghi chép ngày phối, dự kiến ngày đẻ để giúp cho việc đỡ đẻ, lên khẩu phần ăn cho phù hợp trong thời gian ngựa mang thai.
4. Chăm sóc ngựa chửa đẻ
Ngựa chửa: Cho ngựa mẹ ăn từ 1-1,5 kg/ngày (nguồn thức ăn tinh là ngô, cám, thóc…) lượng thức ăn thô cần bằng 12-15% khối lượng cơ thể, ngựa chăn thả 4 giờ trong ngày có thể thu nhặt được 35-40% nhu cầu thức ăn thô còn lại phải được bổ sung cho đủ và cho ăn làm nhiều bữa, ngựa chửa cần được ăn thêm bữa buổi tối.
Chăm sóc: Ngựa chửa nên nhốt mỗi ngựa một ô chuồng, diện tích 4,5-5m2 cho 1 ngựa, nền chuồng lát gỗ hoặc lát gạch, được dọn phân sạch sẽ. Tắm cho ngựa trong những ngày nắng ấm, chải lông cho ngựa trong những ngày trời giá, lạnh. Chuồng ngựa cần được che chắn rét trong mùa đông.
Ngựa nuôi sinh sản kiêm làm việc cần được nghỉ làm việc trước 20 ngày đẻ và sau đẻ 1 tháng. Trong thời gian chửa, lượng hàng thồ < 30% khối lượng cơ thể.
Ngựa đẻ: Kiểm tra dự đoán ngày đẻ bằng theo dõi đặc điểm lâm sàng, đó là: hai  bầu vú căng, núm vú vểnh ra 2 bên, vắt có sữa non trắng, sút hông, âm hộ sệ, thường xuyên cong đuôi, đái rắt.
Chuồng ngựa có rác độn, chắn xung quanh không để ngựa con ra ngoài. Ngựa thường đẻ vào đêm lúc 8-10 giờ đêm và 3-4 giờ sáng. Tư thế ngựa đẻ nằm và nhổm mông lên; khi thai ra, ngựa mẹ đứng dậy liếm con. Trong khi trực đỡ đẻ cần chú ý nhau ra, sau đẻ 1-2 giờ, ngựa ít sát nhau hơn các gia súc khác.
Ngựa con sinh ra phải được thắt cuống rốn bằng chỉ chắc, sau cắt để cuống rốn dài 1,5-2cm, chấm sát trùng bằng cồn iod. Lau cho ngựa con khô, cho con bú. Những ngựa đẻ lứa đầu thường chưa chịu cho con bú phải nên khống chế mẹ tập cho con bú.
5. Chăm sóc ngựa con
Ngựa con rất hiếu động, chạy nhảy nhiều nên ngựa con phải có toang chắn trong ô chơi ít nhất 10 ngày, thời gian này, ngựa mẹ được chăm sóc tại chuồng và sân chơi, đặc biệt chu kỳ động dục sau đẻ của ngựa mẹ phải khống chế ngựa con khi phối  giống cho ngựa mẹ.
- Ngựa con lúc 35 ngày tuổi đã liếm thức ăn tinh và cỏ từ bãi chăn. Ngựa con cần được bổ sung thức ăn tinh từ lúc ngựa 40 ngày tuổi, lượng thức ăn cho ăn tăng dần từ 0,1 kg ngày đầu bổ sung đến 0,3 kg ở giai đoạn 6 tháng tuổi. Thức ăn thô được cắt ngắn 5-7 cm, cho ăn vào bữa chiều và tối, lượng ăn bằng 10% khối lượng cơ thể. Máng ăn cho ngựa con được làm bằng gỗ hoặc máng xi măng, đạt độ cao 0,4-0,5 m để ngựa con dễ ăn. Thức ăn tinh nên bổ sung cho ngựa con ăn vào buổi trưa.
6. Thú y
Tiêm phòng bệnh tiên mao trùng cho ngựa mẹ 2 lần trong năm vào tháng 3 và tháng 9. Băng thuốc Trypanydum liều tiêm 0,02 g/100 kg P, pha d2 0,2% có thể tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch.
Tẩy ký sinh trùng tiêu hoá cho ngựa con ở 21 ngày tuổi bằng Levamysol 7% tiêm bắp với liều 1 ml/ 15 kg P.
Theo vtc16.vn
Từ khóa: kỹ thuật chăn nuôi ngựa,kỹ thuật chăn nuôi ngựa bạch,kỹ thuật nuôi bọ ngựa,kỹ thuật nuôi cá ngựa,kỹ thuật nuôi cá ngựa thương phẩm,kỹ thuật nuôi cá ngựa vằn,kỹ thuật nuôi cá ngựa ở biển việt nam,kỹ thuật nuôi cá sọc ngựa,kỹ thuật nuôi ngựa,kỹ thuật nuôi ngựa bạch,kỹ thuật nuôi ngựa sinh sản,kỹ thuật nuôi ngựa thịt,kỹ thuật nuôi ngựa đua,kỹ thuật nuôi rắn hổ ngựa
Title : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGỰA SAO CHO TỐT NHẤT?
Description : KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGỰA SAO CHO TỐT NHẤT? Ngựa là gia súc kiêm dụng rất hữu ích với nông dân. Chúng có thể sử dụng để vận chuyển hàng hóa, ...

0 Response to "KỸ THUẬT CHĂN NUÔI NGỰA SAO CHO TỐT NHẤT?"

Đăng nhận xét

Tìm bài viết qua các từ khóa: